Kiềm dư trong máu ở mèo có nguy hiểm không?

Thứ năm - 02/05/2024 21:32
Kiềm dư trong máu hay còn gọi là nhiễm kiềm chuyển hóa. Đây là tình trạng bệnh xảy ra khi bicarbonate (HCO3) trong máu của mèo tăng đến mức bất thường
Mục lục

Kiềm dư trong máu là căn bệnh khá phổ biến ở mèo. Đây là một căn bệnh khá nguy hiểm nhưng lại không phân biệt về tuổi tác, giới tính và nguồn gốc của mèo. Do đó, mọi con mèo đều có thể có nguy cơ mắc bệnh. Hôm nay, Vpet,vn sẽ cùng bạn tìm hiểu và khám phá kỹ hơn về căn bệnh này ở mèo nhé!!!

Kiềm dư trong máu là căn bệnh phổ biến ở mèo

Kiềm dư trong máu mèo hay còn được biết đến với tên gọi là nhiễm kiềm chuyển hóa. Đây là tình trạng bệnh xảy ra khi bicarbonate (HCO3) trong máu của mèo tăng đến mức bất thường.

kiềm dư trong máu mèo

Thận và phổi sẽ duy trì sự cân bằng của axit, độ pH và kiềm trong máu của mèo. Trong khi đó, rối loạn thận và tiêu hóa thường ảnh hưởng đến độ cân bằng của axit và kiềm trong máu. Khi natri, clorua và nước đi qua nước tiểu của mèo sẽ làm cho nồng độ bicarbonat tăng lên gây ra rối loạn cân bằng kiềm.

Nếu mèo có biểu hiện yếu ớt, nôn mửa nhiều và bị táo bón, bạn nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ thú y. Một khi bác sĩ thú y xác định được nguyên nhân. Việc điều trị thích hợp có thể đảm bảo sức khỏe cho mèo. Ngay cả ở những con mèo bị bệnh nặng được chữa trị kịp thời chúng cũng có thể hồi phục hoàn toàn

Nhiễm kiềm chuyển hóa khiến cơ thể mèo yếu ớt

Các triệu chứng của tình trạng kiềm dư trong máu ở mèo có thể thay đổi. Tùy theo nguyên nhân gây ra bệnh mà mèo sẽ có những triệu chứng khác nhau. Một số triệu chứng phổ biến là:

  • Mất nước

  • Nhịp tim bất thường

  • Co giật cơ bắp

  • Tắc ruột

  • Nôn mửa

  • Ốm yếu

Nồng độ bicarbonate sẽ ảnh hưởng đến tình trạng kiềm dư trong máu ở mèo 

Nguyên nhân gây ra tình trạng kiềm dư trong máu của mèo sẽ thay đổi và tùy theo mức độ tăng bicarbonate trong cơ thể. Nhiễm kiềm chuyển hóa sẽ phát triển khi dịch tiết của dạ dày bị mất vì nôn. Nó thường được thấy ở những con mèo thường xuyên nôn mửa. Làm cho các chất dịch tiết trong dạ dày của mèo cạn kiệt. Những nguyên nhân phổ biến gây bệnh là:

  • Tắc nghẽn đường tiêu hóa

  • Bệnh hô hấp

  • Bệnh thận

  • Sự dịch chuyển nội bào của ion hydro

kiềm dư trong máu mèo

Khi lượng axit trong cơ thể mèo bị mất cân bằng, nhiễm kiềm cũng có thể phát triển. Các nguyên nhân gây ra tình trạng kiềm dư trong máu lúc này có thể là:

  • Dùng thuốc để tăng lưu lượng nước tiểu làm mất axit

  • Giảm nồng độ albumin trong máu

  • Các bệnh khiến thận giữ lại bicarbonate

  • Bicarbonate được dùng như một loại thuốc

  • Lạm dụng thuốc nhuận tràng và lạm dụng thuốc lợi tiểu

  • Sự mất cân bằng của hormone

Thăm khám cho mèo bị nhiễm kiềm chuyển hóa

Nguyên nhân phổ biến của tình trạng kiềm dư trong máu của mèo có thể được chẩn đoán bằng tiền sử bệnh và kết quả khám sức khỏe. Nếu mèo không có tiền sử bệnh và thận đang hoạt động bình thường, bác sĩ thú y có thể đo nồng độ clorua (Cl-) và kali (K +) trong nước tiểu.

Để có thể đo được nồng độ kali trong nước tiểu của mèo cao. Các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm mẫu nước tiểu cho mèo. Đồng thời, các bác sĩ thú y có thể sẽ tiến hành kiểm tra các rối loạn hormone như cường aldosteron và thừa mineralocorticoid

Nếu xuất hiện Kali trong nước tiểu của mèo, điều này có thể cho thấy việc lạm dụng thuốc nhuận tràng hoặc lạm dụng thuốc lợi tiểu. Nếu mèo có xuất hiện tình trạng tái hấp thu clorua ở thận một cách đáng kể. Đây có thể là nguyên nhân gây ra bệnh.

Ngoài ra, phân tích khí trong máu của mèo cũng có thể giúp các bác sĩ đưa ra chẩn đoán mèo bị nhiễm kiềm chuyển hóa.

Xử lý lượng kiềm dư thừa trong máu ở mèo

Phương pháp điều trị áp dụng sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng kiềm dư trong máu ở mèo. Để ngăn chặn tác dụng của bicarbonate dư thừa, điều trị theo nguyên nhân là điều quan trọng hàng đầu.

kiềm dư trong máu mèo

Các bác sĩ sẽ đặt biệt chú ý đến tình trạng hạ kali máu có thể xuất hiện ở mèo. Vì tình trạng này có thể khiến mèo yếu cơ hoặc rối loạn dẫn truyền tim.

Nhiễm kiềm chuyển hóa nghiêm trọng

Đối với những con mèo nhiễm chuyển hóa nghiêm trọng chúng cần được điều chỉnh độ pH trong máu ngay lập tức. Bác sĩ có thể sử dụng phương pháp chạy thận nhân tạo để lọc máu hoặc thay thế chức năng của thận trong trường hợp mèo bị suy thận.

Thuốc Acetazolamide sẽ được sử dụng cho mèo. Để loại bỏ chất lỏng dư thừa trong cơ thể của mèo. Ngoài ra, những con mèo bị nhiễm kiềm chuyển hóa do thuốc lợi tiểu và nhiễm kiềm chuyển hóa tăng acid (posthypercapnic) có thể sẽ được kê đơn thuốc Acetazolamide.

Nhiễm kiềm chuyển hóa trầm trọng và suy thận

Nếu mèo bị nhiễm kiềm chuyển hóa nghiêm trọng cũng như suy thận, chúng có thể không được lọc máu. Dung dịch axit clohydric IV sẽ được áp dụng cho mèo lúc này vì nó khá an toàn và hiệu quả. Tuy nhiêm mèo cần được theo dõi thường xuyên.

Phẫu thuật

Nếu nguyên nhân là do dị vật xuất hiện trong cơ thể mèo và gây nôn quá mức, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để lấy dị vật ra cho mèo.

Do một bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể

Nếu tình trạng kiềm dư trong máu ở mèo là kết quả của một căn bệnh tìm ẩn bên trong cơ thể và làm tăng lượng kali trong máu. Lúc này, các bác sĩ thú y sẽ tìm và ưu tiên điều trị cho nguyên nhân chính gây bệnh. Tùy vào mỗi nguyên nhân khác nhau mà các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị riêng.

Sức khỏe của mèo bị kiềm dư trong máu 

Thông thường, sức khỏe của những con mèo xuất hiện tình trạng kiềm dư trong máu khá tốt. Tuy nhiên, điều này cũng phụ thuộc khá nhiều vào nguyên nhân cơ bản gây bệnh. Trong quá trình hồi phục, mèo sẽ cần thực hiện nhiều xét nghiệm liên quan. Để đảm bảo rằng mèo hồi phục hoàn toàn và xác định không có nguyên nhân vô hình nào lại góp phần làm tăng lượng kiềm dư thừa trong máu.

kiềm dư trong máu mèo

Đối với những con mèo bị bệnh kiềm dư trong máu, sau khi chúng được ra viện bạn sẽ phải quan sát và theo dõi chúng thường xuyên trong 2 tuần đầu tiên. Nếu thấy mèo có bất kỳ triệu chứng nào tái diễn hoặc có những biểu hiện bất thường khác, bạn nên đưa mèo đến bác sĩ thú y càng sớm càng tốt.

Phòng ngừa tình trạng dư thừa kiềm trong máu mèo

Đảm bảo rằng mèo của bạn có chế độ ăn uống thích hợp là một trong những cách chính để bạn có thể ngăn ngừa tình trạng kiềm dư trong máu. Vì nôn mửa là nguyên nhân chính nên chế độ ăn uống thiếu chất có thể khiến mèo bị nôn quá mức. Ngoài ra, còn làm cạn kiệt axit dạ dày cần thiết.

Bạn có thể tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng thú y về thực đơn phù hợp và lành mạnh cho mèo. Cùng với đó bạn nên đa dạng món ăn và không nên cung cấp cho mèo duy nhất một loại protein thường xuyên. Vì có thể dẫn đến viêm đường tiêu hóa và dị ứng thực phẩm.

Điều này có nghĩa là chất lượng của protein có thể tốt, nhưng nó cần được thay đổi thường xuyên. Ví dụ, nếu trước giờ bạn chỉ thường xuyên cho mèo ăn cá bạn có thể cần dần dần thay đổi bằng thịt gà, nội tạng động vật hoặc một loại protein khác.

Lời kết:

Tình trạng kiềm dư thừa trong máu sẽ không quá phổ biến ở mèo. Tuy nhiên, những con mèo có chế độ ăn không lành mạnh và có thói quen nôn mửa sẽ có tỉ lệ mắc bệnh cao. Do đó bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y về chế độ dinh dưỡng cần thiết cho mèo. Đừng quên đưa mèo đi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên nhé!

Xem thêm tại đây:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn