Chó bị bệnh sỏi thận không phải là tình trạng hiếm gặp. Phần lớn nguyên nhân khiến chó bị bệnh sỏi thận chính là do ăn uống bừa bãi, không khoa học. Rất nhiều người quan tâm đến vấn đề ăn uống khi chó bị sỏi thận. Bài viết hôm trước đã tìm hiểu về bệnh sỏi thận ở chó và cách chữa trị phù hợp. Bài viết hôm nay, Vpet.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu tiếp về chế độ ăn dành cho chó khi bị sỏi thận.
Thức ăn tươi là một nguồn dinh dưỡng tương đối dễ tiêu hoá. Đây là những thực phẩm có tính năng cấp nước tuyệt vời cho cơ thể chó. Vì chó bị mắc bệnh sỏi thận rất dễ bị mất nước và cần uống rất nhiều nước. Đồng thời, thức ăn tươi cũng giảm đáng kể nguy cơ kết tủa của tinh thể khoáng chất ở thận và bàng quang.
Một số loại thực phẩm cần thiết cho bữa ăn của chó là thịt nạc của gà, bò , lợn. Những loại hải sản cá, tôm, cua cũng được đánh giá tốt. Nhưng lại không được khuyến khích ăn nhiều. Vì trong cua, ghẹ có rất nhiều thành phần canxi rất dễ gây kết tủa cho thận của chó. Những loại thức ăn quá giàu protein như trứng, thịt cũng nên được hạn chế. Những sản tốt nhất 1 tuần chỉ nên ăn từ 2 - 3 bữa có nhiều ăn protein.
Rau xanh luôn là một lựa chọn tốt nhất cho chó khi bị sỏi thận. Rau vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể chó vừa hỗ trợ việc tan sỏi cho thận và bàng quang. Tuy nhiên, chú ý không cho chó ăn lá diếp cá và các sản phẩm có lá diếp cá. Đây là một loại lá khi ăn phải sẽ khiến sỏi thận phát triển nhanh hơn. Cũng giống như con người, chó ăn quả dứa sẽ hỗ trợ tốt trong việc làm tan sỏi.
Đây là một phần rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh ở chó. Chó bị sỏi thận không nên ăn quá nhiều thức ăn trong một bữa. Có thể chia nhỏ khẩu phần ăn trong một ngày thành các bữa cách nhau 3 giờ đồng hồ. Như vậy, lượng thức ăn tiếp nhận vừa phải để chó có thể tiêu hóa hết trước khi tiếp nhận bữa tiếp theo. Chó có thời gian để tiêu hóa lượng thức ăn, hạn chế việc tích tụ thức ăn trong thành dạ dày.
Lượng thức ăn vừa phải cũng tránh được nguy cơ cao gây áp lực lên dạ dày và cơ quan tiêu hóa. Lượng enzym trong ruột tiết ra đủ để loại bỏ sỏi hình thành. Bạn có thể kết hợp cho chó uống nhiều nước để giúp quá trình tiêu hoá diễn ra trôi chảy hơn.
Chó khi bị sỏi thận rất cần được uống nước nhiều. Nước cho chó uống phải đảm bảo là nước sạch để chó không bị nhiễm khuẩn bị mầm bệnh. Nhờ việc ăn nhiều bữa kết hợp với uống nhiều nước thì chó đi ngoài nhiều hơn. Các tích tụ của khoáng chất hoặc sỏi vừa hình thành được tống ra ngoài.
Bạn nên chú ý khi chia nhỏ bữa ăn vẫn phải đảm bảo rằng mỗi bữa ăn phải đầy đủ thành phần dinh dưỡng. Tùy thuộc và tình trạng hoạt động và thời gian mà bạn nên chia bữa ăn cho phù hợp. Bạn có thể tham khảo khẩu phần ăn dưới đây:
Bữa sáng: thức ăn mềm và ở dạng lỏng sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của chó được khởi động tốt hơn. Các cơ quan không phải làm việc quá nhiều. Trong các bữa sáng có thể cho chó ăn các thức ăn có chứa protein và canxi nhiều hơn trong ngày.
Bữa trưa: thức ăn với lượng đạm vừa phải kết hợp nhiều rau xanh. Chó vừa có năng lượng để hoạt động vừa không tốn quá nhiều thời gian để tiêu hóa. Lượng tinh bột cần thiết trong các bữa trưa cũng nên chia nhỏ. Khoảng thời gian nào chó hoạt động nhiều sau khi ăn thì nên chia nhiều hơn.
Bữa tối: các bữa tối thì chỉ nên cho chó ăn nhẹ. Không cho chó ăn thức ăn có protein hoặc tinh bột. Rau và những loại củ là một lựa chọn hoàn hảo cho bữa tối. Vừa đảm bảo quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, vừa giúp chó nhanh chóng tiêu hóa thức ăn. Đảm bảo lượng thức ăn được tiêu hóa hết trước khi chó ngủ.
Như đã đề cập thì thức ăn tươi và tự nhiên luôn là lựa chọn tốt cho chó bị sỏi thận. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thời gian chuẩn bị các bữa ăn đầy đủ. Chính vì vậy, bạn có thể sử dụng các loại thức ăn chuyên dành cho chó bị sỏi thận để thay thế. Trên thị trường hiện nay có nhiều thực phẩm dạng khô chế biến đặc biệt cho việc hỗ trợ tan sỏi ở chó.
Bạn có thể chia thức ăn vào bữa trưa hoặc bữa tối. Không nên cho chó ăn quá nhiều thức ăn dạng khô tổng hợp. Một số chú chó có thể không quen với loại thức ăn này nên từ chối tiếp nhận. Chính vì vậy, bạn có thể kết hợp thức ăn tươi và thức ăn tổng hợp để chó quen dần. Việc tiếp nhận cũng sẽ dễ dàng hơn.
Buổi tối chó thường ít hoạt động hơn các khoảng thời gian ban ngày. Nếu cho chó ăn quá nhiều thì thức ăn không tiêu hóa hết sẽ tích tụ lại. Điều này vừa khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn, vừa có nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn. Thay vì các phần ăn nhiều chất dinh dưỡng và tinh bột. Bạn nên cho chó ăn ngũ cốc dạng lòng để hỗ trợ quá trình tiêu hóa nhanh hơn.
Không cho chó uống sữa sau 7 giờ tối. Đây là khoảng thời chó rất ít vận động mạnh hay tiêu tốn nhiều năng lượng. Do vậy, lượng thức ăn được hấp thụ sẽ rất ít, còn lại sẽ tích tụ lại, khả năng hình thành sỏi thận rất cao.
Lời kết
Trên đây là những thông tin cần thiết về chế độ ăn uống dành cho chó khi bị sỏi thận. Hy vọng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong quá trình chăm sóc và điều trị chú chó của mình. Hãy để lại ý kiến của bạn nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì nhé!
Xem thêm tại đây:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn