Nhiễm nấm là một trong những nguyên nhân khiến chó bị bệnh. Các bệnh không chỉ khiến sức khỏe suy giảm mà còn khiến ngoại hình của thú cưng nhà bạn kém xinh hơn. Chủ nhân nào cũng muốn chú chó của mình mạnh khỏe và không mắc bất kỳ bệnh nào. Vậy khi phát hiện ra chó bị nhiễm nấm thì chủ nhân cần phải xử lý ra sao? Hãy để Vpet.vn cung cấp những thông tin về bệnh do nhiễm nấm và cách xử lý khi thú nhà bạn mắc bệnh nhé!
Bệnh nấm là tình trạng xảy ra khi cơ thể chó bị nhiễm nấm. Lúc này, các loại vi khuẩn và ký sinh trùng sẽ có cơ hội xâm nhập và làm da bị viêm nhiễm. Đây là một bệnh ngoài da có thể chữa được và không gây tử vong. Tuy nhiên, khi nấm trên cơ thể chó phát triển mạnh lên sẽ gây ra nhiễm trùng ngoài da nghiêm trọng. Sau đó sẽ xâm nhập vào các cơ quan nội tạng.
Bệnh do nhiễm phải nấm Aspergillosis: là bệnh gây ra do một số chủng nấm Aspergillosis. Nấm Aspergillosis sẽ gây ra nhiễm trùng đường hô hấp, nếu trở nặng còn gây ra nhiễm trùng toàn thân.
Bệnh do nhiễm phải nấm Candida: do các chủng nấm Candida gây ra. Khi chó bị tổn thương màng nhầy sẽ tạo cơ hội cho nấm Candida xâm nhập vào cơ thể. Nó sẽ làm ảnh hưởng đến màng nhầy, đường tiêu hóa và da của chú chó.
Bệnh do nhiễm nấm Cryptococcosis: Chó khi nhiễm phải nấm này sẽ bị viêm mắt và xuất huyết võng mạc. Ngoài ra, nấm Cryptococcosis còn gây nguy hiểm đối với hệ hô hấp, da và hệ thần kinh trung ương của chó.
Bệnh do nhiễm phải nấm mô tế bào: là bệnh gây ra do nấm Histoplasma capsulatum. Bào tử của bào tử này phát tán trong không khí, khi chó hít phải sẽ bị nhiễm trùng hệ hô hấp. Phổi và các hạch bạch huyết là những khu vực đầu tiên bị nhiễm trùng. Sau khi trú ngụ và gây nhiễm trùng, loại nấm này sẽ lây lan ra những khu vực khác trong cơ thể. Hệ tiêu hóa, tủy xương và mắt là những bộ phận dễ bị lây nhiễm trùng nhất.
Chó nhà bạn liên tục đạp và gãi ngứa.
Da bị kích ứng và xuất hiện các nốt viêm xung quanh tai, nếp gấp mũi, cổ và nách. Ngoài ra, những vị trí như ngón chân, đêm chân và bàn chân hay vùng hậu môn cũng có thể bị viêm.
Xuất hiện các vết viêm da sẽ bị lở loét và tiết dịch dính.
Lông rụng từng mảng lớn, da sưng tấy và mưng mủ.
Một số loại nấm còn khiến da bị khô ráp, bong tróc vảy.
Thú cưng của bạn bị nhiễm nấm có thể là do những nguyên nhân sau đây:
Khu vực sinh hoạt và vui chơi của chó bị ẩm thấp và không thoáng khí. Đây là điều kiện lý tưởng cho các loại vi khuẩn và virus trú ngụ.
Chó có hệ miễn dịch kém. Cơ thể không đủ kháng nguyên để chống lại sự tấn công bởi các bào tử nấm.
Bị lây nhiễm do có tiếp xúc gần với những cá thể chó nhiễm nấm.
Là tác dụng phụ của việc điều trị bệnh bằng kháng sinh quá liều.
Khi phát hiện dấu hiệu bị nhiễm nấm của boss, bạn không được tự ý mua thuốc bôi về tự chữa. Việc bạn cần làm là đưa boss đến gặp bác sĩ thú y để thăm khám y tế.
Cho chó sử dụng thuốc bôi ngoài da và thuốc uống theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.
Nếu bệnh của chó nhà bạn trở nặng, cần phải để chó điều trị nội trú tại cơ sở thú y.
Sử dụng các loại thuốc tắm thảo dược để tắm cho chó.
Điều chỉnh lại chế độ ăn để kìm hãm sự phát triển của nấm.
Cần thiết kế chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng cường sức đề kháng.
Vệ sinh sạch sẽ khu vực sinh hoạt của boss, đảm bảo khu vực đó luôn thoáng khí và có ánh nắng chiếu vào.
Tẩy trùng các vật dụng định kỳ, giữ gìn không gian gọn gàng, sạch sẽ.
Kiểm soát khu vực di chuyển của boss để tránh chó có các tiếp xúc gần với những chú chó nhiễm bệnh khác.
Nếu boss bị bệnh và phải điều trị bằng thuốc kháng sinh, cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y.
Lời kết
Các bệnh do nấm gây ra rất nhiều phiền toái cho cả con sen và boss. Dù đa số các bệnh không gây tử vong nhưng nó vẫn có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và ngoại hình của boss nhà bạn. Bạn cần chú ý hơn đến chế độ ăn, khu vực sinh hoạt và thuốc điều trị bệnh của boss để phòng tránh nấm xâm nhập. Một khi boss đã nhiễm nấm, rất khó để loại bỏ hoàn toàn nấm ra khỏi cơ thê. Hãy cùng Vpet.vn tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở chó và cách điều trị nhé!
Xem thêm tại đây:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn