Viêm giác mạc ở chó là một bệnh lý nghiêm trọng ở chó. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh lâu ngày sẽ khiến chó bị mù lòa. Vì đây là một căn bệnh không có nhiều triệu chứng đặc trưng người nuôi rất khó phát hiện. Trong bài viết hôm nay, Vpet.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này.
Bệnh viêm giác mạc là một bệnh lý về mắt của chó. Dây là hiện tượng chó bị viêm loét lớp ngoài cùng của mắt. Khi đó lớp thuốc nhuộm (fluorescein) sẽ thâm nhập sâu vào mắt tạo ra một vệt phản quang tạm thời. Lớp da này dưới tác dụng của thuốc nhuộm và tia cực tím đã bị hoại tử. Đây là một bệnh lý có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và mọi giống chó. Trong đó, chó Belgian và chó chăn cừu Đức là hai giống chó dễ bị di truyền bệnh viêm giác mạc nhất.
Chó khi bị bệnh thường sẽ có sự thay đổi về màu sắc bởi vì các sắc tố trong mắt bị biến đổi. Mí mắt của chó thường trở nên dày hơn và các sắc tố trên mí mắt cũng bị giảm đi đáng kể. Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy có một lớp chất béo màu trắng ở gần giác mạc. Khi chó xuất hiện những triệu chứng này thì có thể chúng đã bị viêm giác mạc cấp tính.
Nếu chú chó xuất hiện những nốt sần trên mắt thì các sắc tố trong mắt cũng khuyết tán từ màu nâu sang đen. Mắt của chó xuất hiện dày đặc hơn các mạch máu mà bạn có thể thấy được. Nếu không xuất hiện các mạch máu thì sẽ xuất hiện các vết loét nhỏ hoặc vết sẹo. Các vết loét tiến triển nhanh dần rồi lan rộng ra, tốc độ nhanh chậm phụ thuộc vào thể trạng của từng chú chó.
Mắt của chó bắt đầu có hiện tượng bị khô. Thường tiến triển ở một mắt sau đó lan sang mắt còn lại. Chú chó sẽ chớp mắt nhiều hơn bình thường. Nếu lắng nghe kỹ khi áp sát vào chú chó, bạn có thể nghe được âm thanh chuyển động của mắt. Chó sẽ thể hiện sự mệt mỏi và khó chịu.
Tầm nhìn của chó cũng bị ảnh hưởng nhiều. Chó thường bị va chạm vào các vật xung quanh khi di chuyển với tốc độ nhanh. Dần dần chó sẽ lười trong việc vận động vì tầm nhìn bị hạn chế. Chó cũng không thể di chuyển với sự cân bằng tốt vì thị giác bị suy giảm.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm giác mạc ở chó có thể là do sự biến đổi của các sắc tố trong mắt. Dưới tác động của tia cực tím hoặc sương mù, lớp thuốc nhuộm trong mắt bị phá vỡ. Điều này thường được bắt gặp ở những chú chó sống ở những nơi cao, dễ tiếp nhận ánh ánh sáng mặt trời hơn. Một vài chú chó sống quá xa với mặt đất cũng bị các triệu chứng tương tự. Thậm chí, một vài trường hợp khi chó mắc bệnh còn nghiêm trọng hơn vì chiếu xạ mạnh của ánh sáng.
Một số nguyên nhân khác như chó bị nhiễm các chất bụi bẩn hoặc hóa chất. Trong quá trình sinh hoạt, chó có thể đã cào gãi hoặc bị lông đâm vào giác mạc. Trường hợp chó bị khô mắt cũng khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào mắt. Nếu chú chó từng có tiền sử bị bệnh viêm gan truyền nhiễm hoặc bệnh Care thì có khả năng cao bị viêm giác mạc.
Khi phát hiện chó có những dấu hiệu của bệnh thì bạn nên đưa chú chó đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác. Bác sĩ sẽ tiến hành các kiểm tra tổng quát để có cơ sở cho những chẩn đoán lâm sàng. Bác sĩ thường chẩn đoán dựa vào các vết loét và cơn đau mà bệnh gây ra cho chú chó. Nếu chú chó có khối u ở mắt thì không có xuất hiện lớp mỡ trắng ở mắt.
Bác sĩ sẽ lấy một mẫu dịch ở mắt chó để nuôi cấy. Việc này có thể giúp cho bác sĩ nhận định chuẩn xác khi mô giác mạc bị viêm nặng hoặc nghiêm trọng. Nếu chú chó bị ung thư thì dễ dàng phát hiện hơn. Lúc này, bác sĩ sẽ thực hiện thêm thêm xét nghiệm sinh thiết giác mạc.
Trên thực tế, khi chó bị viêm giác thì không có thuốc đặc trị để điều trị dứt điểm. Việc điều trị trong giai đoạn này được thực hiện để khống chế sự lây lan của vết loét. Đồng thời, ngăn chặn được tình trạng mù lòa ở chó. Bác sĩ thường sử dụng các loại thuốc kháng viêm để giúp chó ổn định hơn. Một số chú chó thể trạng không tốt thì phải sử dụng thuốc cả đời.
Việc điều trị cũng phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc cortisone để giúp chó giảm đau trong giai đoạn đầu. Nếu chó xuất hiện các vết loét thì tuyệt đối không tự ý nhỏ thuốc vào mắt của chó. Điều này có thể khiến cho tình trạng viêm nhiễm của chó trở nên nghiêm trọng hơn.
Thông thường, khi chó bị viêm giác mạc, có thể điều trị liên tiếp trong vài ngày đến vài tuần mới có dấu hiệu thuyên giảm. Nếu giác mạc của chó xuất hiện quá nhiều mỡ trắng thì bác sĩ sẽ phẫu thuật để giúp chó nâng cao tầm nhìn.
Nếu đưa chó ra ngoài thì bạn nên mang kính để giúp chó chống tia UV. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả chẩn đoán để đưa ra pháp đồ điều trị phù hợp. Chó sẽ được cho sử dụng thuốc kháng sinh toàn thân. Nếu nguyên nhân gây ra viêm nhiễm giác mạc là do vi khuẩn thì chó sẽ được kê thuốc nhỏ mắt. Loại thuốc này giúp chó trị nấm và kháng khuẩn. Chó có thể sẽ phải đeo vòng chống liếm để mắt được hồi phục hiệu quả.
Lời kết
Chó bị viêm giác mạc sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hằng ngày. Bạn nên thường xuyên đưa chó đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh kịp thời. Hy vọng những thông tin bài viết cung cấp sẽ hữu ích với bạn.
Xem thêm tại đây:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn