Bệnh uốn ván ở chó là một bệnh cực kỳ nguy hiểm có thể gây tử vong cho chó trong vòng vài ngày. Nhiều người rất lo lắng không biết chú cún của mình có bị mắc bệnh uốn ván hay không. Trong bài viết này, Vpet.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu về những triệu chứng của bệnh uốn ván.
Bệnh uốn ván ở chó là một bệnh lý được gây ra bởi độc tố của vi khuẩn Clostridium tetani. Đây là loại vi khuẩn kỵ khí tồn tại trong các vết thương sâu, ruột và mô chết của động vật. Những con vi khuẩn khi xâm nhập vào cơ thể của chó sẽ tiết ra độc tố để gây tê liệt thần kinh ngoại biên. Độc tố tiếp tục đi vào tủy sống và tiết axit vào hệ thần kinh trung ương khiến chó bị tử vong.
Bệnh uốn ván là một bệnh nguy hiểm và có thời gian ủ bệnh từ 3 - 21 ngày tuần thuộc vào thể trạng của chó. Tuy nhiên, khi bị bệnh uốn ván thì chó sẽ có 10 triệu chứng như sau:
Sốt: khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể chó sẽ gây ra tình trạng sốt cao ở chó. Những chú chó có thể trạng tốt thì có thể xuất hiện tình trạng sốt nhẹ.
Các bộ phận trên cơ thể gần như bị tê liệt: vi khuẩn khi xâm nhập vào hệ thần kinh ngoại biên và tủy sống sẽ tiết ra độc tố. Chất độc của vi khuẩn khiến cho tai của chó bị cứng và dựng đứng trên đầu. Đuôi của chó hầu như không cử động, nhìn cứng đơ như cành cây. Hiện tượng co cứng cơ lan dần khắp cơ thể, làm cho cơ thể của chó cứng đờ như tấm ván gỗ.
Chó gặp khó khăn trong việc đi ngoài: Chó thường bị táo bón, khó khăn trong việc đi ngoài. Đồng thời, hệ bài tiết của chó bị ảnh hưởng nên chú cún khi bệnh thường thể hiển hiện sự đau đớn khi đi tiểu.
Trán nhăn: Vì chó bị đau đón nhiều nên thường biểu hiện lên khuôn mặt. Trán của chó xuất hiện nhiều vết nhăn với khuôn mặt khó chịu.
Chảy nước dãi nhiều: Hệ bài tiết của chó bị ảnh hưởng nhiều và không thể xử lý kịp các phản ứng của cơ thể. Thần kinh trung ương bị tê liệt không thể xử lý kịp nên nước dãi của chó bị chảy nhiều và chảy không kiểm soát.
Chó biếng ăn, khó ăn uống: vi khuẩn khiến cho chó trở nên lười ăn và không hấp thu chất dinh dưỡng. Cơ thể của chó bị gầy và sút cân nhanh chóng.
Khó thở: vi khuẩn khi xâm nhập vào cơ thể chó sẽ khiến cho cơ ngực của chó bị co cứng lại. Chó xuất hiện hiện tượng thở gấp hoặc khó thở.
Khó mở miệng: độc tố do vi khuẩn tiết ra khiến cơ hàm của chó bị co cứng lại. Chó không thể hoặc rất khó cử động miệng. Đây cũng là lý do chó không thể ăn nhiều.
Co giật cơ toàn bộ cơ thể với chuyển động đột ngột bên ngoài, âm thanh, hoặc va chạm.
Tê liệt và chết do không thể thở được: hiện tượng tê liệt xuất hiện cục bộ trên cơ thể của chó.
Bệnh uốn ván ở chó do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra. Khi vi khuẩn đi vào cơ thể của chó khi có các vết thương. Vi khuẩn sống trong điều kiện thiếu khí nên thường tồn trong các vết thương sâu hoặc phẫu thuật. Đây cũng được xem là nguyên nhân duy nhất khiến chó bị bệnh uốn ván. Đây là một bệnh không lây truyền cho những con vật xung quanh.
Khi phát hiện ra chó bị bệnh uốn ván thì phải đưa chó vào bệnh viện thú y ngay lập tức. Những chú chó bị bệnh cần phải điều trị kịp thời để không gây nguy hiểm đến tính mạng. Chú chó sẽ được theo dõi và điều trị khoảng 1 tháng. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của chú chó mà bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp.
Nếu chó bị cứng miệng và không thể tự ăn được, bác sĩ thú y sẽ đặt một ống dẫn thức ăn trực tiếp vào dạ dày. Đây là hành động giúp chó duy trì hoạt động hấp thụ chất dinh dưỡng của nó. Gần như các bộ phận của cơ thể chú cún bị tê liệt nên không còn đảm bảo các chức năng của cơ thể. Chó sẽ được truyền dịch tĩnh mạch để cung cấp nước cho cơ thể của chó.
Vi khuẩn Clostridium tetani rất nhạy cảm với ánh sáng. Vì vậy, rất cần thiết giữ cho chú cún ở trong môi trường có ánh sáng thấp và ít tiếng ồn. Chú cún được tiêm thuốc an thần để ngăn chặn sự phát triển của các triệu chứng. Đồng thời, chú chó sẽ được cho uống kháng sinh để hạn chế tình trạng co giật và lây lan của độc tố.
Ống thở được đặt vào khí quản để hỗ trợ hô hấp nếu chó bị khó thở. Tương tự , nếu chó xuất hiện tình trạng đi tiểu khó hoặc đau buốt thì cũng được đặt ống. Thuốc xổ sẽ góp phần làm hỗ trợ cho việc đi ngoài nếu chó bị táo bón. Hầu như, khi các cơ quan của chó bị tê liệt hoặc mất chức năng hoạt động thì bác sĩ đề phải can thiệp để duy trì sự sống cho chú cún.
Khi biết được chính xác nguyên nhân gây bệnh thì việc phòng bệnh cũng dễ dàng hơn rất nhiều. Vấn đề là vi khuẩn sống trong vết thương sau hoặc phẫu thuật. Chính vì vậy nên có thể thực hiện một vài biện pháp phòng tránh như sau:
- Sát trùng khử khuẩn khi chó bị chấn thương hoặc xuất hiện vết thương.
- Thực hiện tiêm phòng vacxin uốn ván cho chó ngay sau khi chúng xuất hiện vết thương. Hoặc nghi ngờ chú chó có triệu chứng bị bệnh uốn ván.
- Đưa chó đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi tình hình sức khỏe. Có biện pháp điều trị kịp thời nếu phát hiện bệnh.
- Đảm bảo môi trường sinh hoạt an toàn để chó không bị chấn thương hay vết thương trên cơ thể.
Lời kết
Chó bị bệnh uốn ván dễ gây nguy hiểm đến tính mạng. Chủ cần phát hiện kịp thời để có biện pháp điều trị phù hợp. Một trong những triệu chứng đặc trưng của bệnh là cơ thể bị co cứng và tê liệt vì sự tấn công của vi khuẩn. Hy vọng những thông tin cung cấp trên sẽ giúp ích cho bạn.
Xem thêm tại đây:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn