Thoái hóa sụn khớp ở mèo là bệnh viêm ở khớp qua trung gian miễn dịch. Trong đó, lớp sụn ở khớp của mèo sẽ bị mòn đi. Các tế bào bạch cầu, enzyme bạch cầu, miễn dịch qua trung gian tế bào, các phức hợp miễn dịch. Và các phản ứng tự dị ứng đều sẽ hướng vào phần sụn. Điều này sẽ gây nên viêm mô xung quanh của phần sụn và kích hoạt protein để đáp ứng cho các tế bào miễn dịch.
Khi các enzyme bị phá hủy, chúng sẽ giải phóng các tế bào viêm và phá hủy sụn khớp của mèo. Đồng thời các tế bào màng hoạt dịch, các tế bào sụn cũng bị phá hủy. Dẫn đến tình trạng bị hao mòn ở các khớp.
Để tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh thoái hóa sụn khớp ở mèo này, hãy cùng Vpet.vn theo dõi bài viết sau đây nhé!
Các triệu chứng của căn bệnh này thường xuất hiện theo chu kỳ. Chúng thường xuất hiện và biến mất vào các khoảng thời gian không xác định. Sau đây sẽ là một số triệu chứng rõ rệt nhất có thể nhận thấy được thông qua mắt thường.:
Mèo sẽ di chuyển một cách cứng nhắc
Đi đứng bị tập tễnh, không vững vàng
Các khớp sẽ bị nứt
Tầm vận động giảm sút
Sưng và đau ở một khớp hoặc nhiều hơn
Các khớp không ổn định, bán trật hoặc trật khớp hoàn toàn
Cơ cứng, các khớp sưng và đau. Mèo khó khăn trong việc đứng lên hoặc ngồi xuống
Không còn linh hoạt, chạy nhảy như trước
Hay nhai, cắn và liếm vào các vùng đã bị viêm khớp, sụn. Bởi đau nên đôi khi chúng sẽ có những tác động lên các vùng đau nhằm giảm bớt cơn đau.
Chán ăn, bỏ bữa, sút cân
Thoái hóa sụn khớp ở mèo thường xuất hiện khi thú cưng của bạn trong giai đoạn từ 1 đến 5 tuổi. Và viêm đa khớp tiến triển mãn tính là căn bệnh phổ biến nhất ở mèo. Nó còn được gọi với cái tên FCCP
Có các nguyên nhân chính để dẫn đến thoái hóa sụn khớp mèo như : Các tế bào tác động bạch huyết tế bào T sẽ thực hiện phản ứng tấn công. Và phản ứng kháng nguyên bất thường đối với cơ thể vật chủ.
Nói dễ hiểu hơn tức là, một phản ứng miễn dịch đối với một chất kích thích sản xuất kháng thể. Và kháng nguyên sẽ hoạt động như một tác nhân.
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này ở mèo là:
Tự phát: Đây là quá trình thoái hóa tự nhiên ở mèo. Nó làm sụn của chúng bị thoái hóa và kém linh hoạt hơn.
Virus hình thành hợp bào ở mèo (FSFV) và virus bạch cầu ở mèo (FeLV). Cả hai loại virus này đều liên quan đến viêm đa khớp tiến triển mãn tính ở mèo (FCCP).
Các chủ nhân của những chú mèo bị thoái hóa sụn khớp cần cung cấp đầy đủ các bệnh án trước đây của chúng cho bác sĩ thú y. Các triệu chứng khởi phát của căn bệnh cũng là một điều cần thiết để giúp đỡ trong quá trình tìm hiểu nguyên nhân và điều trị.
Bác sĩ thú y sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe một cách toàn diện nhất cho chú mèo. Bao gồm cả các xét nghiệm liên quan để tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị tốt nhất. Dịch khớp của mèo sẽ được lấy ra và đưa vào phòng thí nghiệm phân tích. Chúng sẽ được nuôi cấy vi khuẩn và kiểm tra độ nhạy của các vi khuẩn là điều cần thiết.
Ngoài ra, chụp X-quang là một phương pháp không thể thiếu. Các tình trạng viêm đa khớp hao mòn qua trung gian sẽ được hiển thị rõ rệt trên ảnh chụp X-quang.
Hiện nay có rất nhiều cách điều trị thoái hóa sụn khớp ở mèo. Bạn có thể tham khảo một số cách sau đây:
Đầu tiên, bạn có thể điều trị thông qua vật lý trị liệu. Bao gồm các hoạt động như vận động nhẹ, matxa, bơi lội,... có thể giúp điều trị bệnh khi trở nặng.
Băng hoặc nẹp lại xung quanh các khớp để tránh tình trạng thoái hóa sụn nặng hơn. Đặc biệt là những chú mèo đang gặp khó khăn trong việc di chuyển.
Giảm cân cũng là cách giảm bớt áp lực đè lên khớp sụn. Trường hợp này chỉ cần thiết khi chú mèo của bạn quá béo thôi nhé! Một chú mèo gầy không nên giảm cân đâu, vì như thế sẽ khiến bệnh tình chúng trở nặng hơn vì thiếu chất dinh dưỡng.
Phẫu thuật không phải là điều được ưu tiên trong trường hợp này. Tuy nhiên, nếu mèo nhà bạn gặp tình trạng quá đặc biệt. Thì việc thay khớp háng hoàn toàn, cắt bỏ các chỏm xương đùi sẽ được cân nhắc.
Sử dụng thuốc: Sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm để hỗ trợ điều trị thoái hóa sụn khớp ở mèo. Tuy nhiên, hãy nhớ tham khảo ý kiến của bác sĩ nhé! Đừng tự ý cho thú cưng của bạn dùng thuốc linh tinh, không theo chỉ dẫn.
Chế độ dinh dưỡng: Cân nhắc lập nên một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất. Bổ sung dinh dưỡng cho sụn khớp để ngăn ngừa và hỗ trợ hiệu quả điều trị. Cách này áp dụng ngay cả khi thú cưng của bạn chưa mắc bệnh nhé. Dù sao phòng bệnh vẫn hơn là chữa bệnh mà, đúng không nào?!
Việc chăm sóc mèo lúc này rất đơn giản, sau khi đưa mèo nhà mình đến cơ sở thú y. Chúng sẽ được bác sĩ chẩn đoán, khám và điều trị. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc nhằm giảm đau và hỗ trợ điều trị để căn bệnh có thể được dứt điểm. Điều bạn cần làm là chăm sóc chúng thật tốt. Cho chúng ăn, nghỉ, uống thuốc đúng giờ. Tránh tình trạng leo trèo hay vận động quá mạnh.
Nếu có bất cứ điều gì bất thường về sức khỏe của chúng, hãy liên hệ ngay với bác sĩ thú y. Đừng quên đưa chúng đi khám định kỳ đúng hẹn nhé!
Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng. Cung cấp đủ dưỡng chất cho sự phát triển của sụn. Tuy nhiên, không được để mèo ăn quá nhiều, dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì. Điều này sẽ gây tác dụng ngược lại với mục tiêu ban đầu.
Duy trì một chế độ luyện tập nhẹ nhàng vào mỗi ngày, hoặc mỗi cuối tuần. Thường xuyên đưa mèo của bạn đến cơ sở thú y để được khám định kỳ. Và phát hiện, điều trị bệnh kịp thời.
Trong trường hợp mèo bị chấn thương, tai nạn. Phải đưa đến thú y ngay lập tức. Không vì bề ngoài của chúng trông không sao mà có thể lơ là, không khám xét. Rất có thể chúng đã bị tổn thương nhưng lại không có triệu chứng. Điều này nguy hiểm rất nhiều so với chấn thương, trầy xước bên ngoài.
Lời kết
Bạn nên nhớ rằng điều trị thoái hóa sụn khớp ở thú cưng là điều không dễ dàng. Cũng rất khó để điều trị dứt điểm căn bệnh này. Do đó việc chẩn đoán, và được điều trị sớm là một điều rất cần thiết. Những chú mèo không thể tự nói với bạn rằng chúng đang bị đau được. Vậy nên hãy để tâm nhiều hơn đến sức khỏe của thú cưng nhà bạn nhé!
Xem thêm tại đây:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn