Bệnh cầu trùng ở mèo là do một loại nhiễm trùng ký sinh trùng gây nên. Đây là một dạng của bệnh ký sinh trùng đường ruột. Được gọi là cầu trùng. Bệnh thường khiến mèo bị tiêu chảy, phân nước và dịch nhầy. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến mèo bị tổn thương niêm mạc đường ruột.
Để tránh những trường hợp mèo mắc phải bệnh cầu trùng. Hôm nay, Vpet.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu thêm về căn bệnh này nhé!
Bệnh cầu trùng ở mèo thường có các triệu chứng chính như:
Tiêu chảy phân nước, có dịch nhầy.
Tiêu chảy ra máu
Không có khả năng kiểm soát đại tiện
Cơ thể mèo trở nên yếu ớt và phát sốt
Nôn mửa và sụt cân
Những triệu chứng trên khá giống với một số bệnh như care, hội chứng kiết lỵ và Parvovirus… Để phân biệt những bệnh này với nhau. Bạn cần phải quan sát thật kỹ và tốt nhất là đưa chúng đi khám ở các cơ sở thú y uy tín.
Ngoài ra, cơ thể mèo cũng sẽ bị mất nước nghiêm trọng do tiêu chảy và nôn mửa. Điều này có thể nhanh chóng dẫn đến các biến chứng rất nghiêm trọng. Hệ thần kinh cũng sẽ bị ảnh hưởng mạnh, kèm theo đó là run rẩy và bối rối.
Trong những trường hợp nặng hơn, phân của mèo sẽ có máu và dịch nhầy nhiều hơn. Con vật cũng rất biếng ăn và thường xuyên bỏ bữa. Thậm chí là dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh cầu trùng là do mèo ở trong môi trường có động vật bị nhiễm. Bệnh sẽ lây lan qua phân. Cũng có trường hợp mèo bị lây nhiễm do ăn phải các vật chủ thông qua trung gian. Ví dụ như chim và chuột.
Tuy nhiên, trường hợp mèo mẹ lây qua con cũng khá phổ biến. Vì phân của mèo mẹ có thể tiếp xúc gần với mèo con. Mèo con còn bé nên hay khám phá và thường ăn phải các vật lạ. Điều này rất nguy hiểm. Bởi vì bạn biết đấy, hệ miễn dịch của mèo con thực sự là rất kém.
Bệnh cầu trùng thường lây lan từ con vật nhiễm bệnh sang các cá thể khỏe mạnh khác. Chúng sẽ lây lan thông qua các tiếp xúc thông thường hay môi trường có virus cầu trùng. Thời gian ủ bệnh thường trong khoảng 2 tuần.
Mèo con khi được sinh ra sẽ không mang mầm bệnh cầu trùng. Tuy nhiên, sau sinh chúng sẽ tiếp xúc nhiều với mẹ của mình. Nhất là phân của mèo mẹ bị bệnh sẽ có chứa noãn nang của cầu trùng. Cầu trùng sẽ thâm nhập và phát triển ở trong đường ruột của mèo con và gây nên bệnh.
Có các loại cầu trùng lây nhiễm ở mèo như:
Isospora Felis, Isospora rivotal
Sarcocystis
Toxoplasma gondii
Hepatozoon - truyền nhiễm do ăn phải ve chó màu nâu
Mèo bị bệnh cầu trùng sẽ được bác sĩ thú y tiến hành phân tích các mẫu phân. Đây là phương pháp phổ biến cũng như hữu hiệu nhất đối với căn bệnh này. Các noãn nang cầu trùng sẽ được tìm thấy thông qua việc phân tích phân và quan sát phân dưới kính hiển vi.
Phương pháp điều trị chủ yếu khi mèo được chẩn đoán là mắc bệnh cầu trùng là ngoại trú. Mèo sẽ được bác sĩ thú y kê thuốc có thành phần là Sulfa để tiêu diệt ký sinh trùng. Đây là loại thuốc được rất nhiều bác sĩ thú y chuyên dùng vì thuốc có tác dụng rất nhanh và hiệu quả mà nó mang lại.
Ngoài ra, loại thuốc khác là trimethoprim-sulfadiazine cũng được sử dụng trong quá trình điều trị và phòng bệnh cầu trùng cho mèo. Tuy không thể giết chết vi khuẩn ngay lập tức. Nhưng nó có thể kìm hãm sự sinh sản của chúng. Loại bỏ cầu trùng cần phải có quá trình và không thể hết trong ngày một ngày hai. Bác sĩ cần ngăn chặn sự sinh sản của chúng để có thời gian hình thành kháng thể trong cơ thể mèo và di chuyển tới các cơ quan. Liệu trình này thường kéo dài từ 1 đến 3 tuần.
Trường hợp mèo bị suy nhược do nhiễm trùng nặng, bác sĩ sẽ giữ chúng lại bệnh viện để quan sát. Việc kiểm tra và theo dõi phân trong khoảng 7 đến 14 ngày đầu tiên trong quá trình điều trị là điều cần thiết. Bác sĩ thú y phải chắc chắn rằng không một ký sinh trùng nào còn tồn tại trong cơ thể mèo con nữa.
Luôn đảm bảo rằng mèo sẽ được bù nước để tránh tình trạng mất nước trong quá trình điều trị. Bác sĩ thú y sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc khi đưa mèo về nhà. Tránh tình trạng cho mèo hoạt động mạnh.
Bạn phải đảm bảo thực đơn của mèo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho chúng mau hồi phục. Nên cho mèo sử dụng các thức ăn mềm, dễ tiêu, nhiều nước...Các thực phẩm giàu calo và có lợi cho hệ tiêu hóa cũng nên khuyến khích được dùng.
Bạn cần phải thực hiện đúng các quy định và hướng dẫn mà bác sĩ đưa ra. Cho mèo uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng và theo dõi tình trạng bệnh để kịp thời báo cho bác sĩ. Hãy nhớ liên hệ ngay với bác sĩ thú y nếu thấy các dấu hiệu ngày càng trở nặng hơn.
Trong quá trình sinh hoạt của mèo. Các chất thải mà mèo thải ra bạn phải xử lý sạch sẽ. Phải mang găng tay và nhớ rửa tay, khử trùng sạch sẽ sau khi dọn. Nơi ở của mèo cũng phải được vệ sinh mỗi ngày, tránh vi trùng còn sót lại. Hạn chế ôm ấp, tiếp xúc với mèo khi chúng chưa được điều trị dứt điểm.
Biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất là cách ly hoàn toàn con vật bị nhiễm bệnh. Ưu tiên xét nghiệm cho mèo mang thai để chẩn đoán và có phương pháp cách ly hợp lý cho mèo con sau khi chào đời.
Bệnh cầu trùng thường lây lan do phân của mèo mang bệnh. Vì vậy, bạn cần kiểm soát chặt chẽ phân của chúng. Tất cả đều phải được xử lý và loại bỏ. Chuồng nuôi của mèo phải được giữ sạch sẽ. Các phương pháp xử lý phân như: đốt phân, hấp ướt, dội nước sôi. Hay sử dụng dung dịch NH3 loãng là các phương pháp hữu dụng có thể dùng để tiêu diệt mầm bệnh trong phân.
Gián và ruồi là những sinh vật có thể mang cầu trùng từ nơi này sang nơi khác. Chuột và chim cũng có thể mang trong mình mầm bệnh cầu trùng. Nếu là mèo nhà, bạn nên kiểm soát các thực phẩm mà mèo sử dụng.
Nếu trường hợp mèo bạn vừa mua về đã bị nhiễm bệnh. Bạn phải báo ngay với cơ sở lai giống, bán thú cưng đó. Nếu không, bệnh sẽ lây lan nghiêm trọng cho những con vật khác.
Một điều may mắn là bệnh cầu trùng ở mèo sẽ không lây sang người. Tuy nhiên, bạn vẫn nên cẩn thận khi dọn dẹp chuồng và phân của chúng nhé!
Lời kết
Bệnh cầu trùng ở mèo có thể lây lan sang con vật khác rất nhanh chóng. Những mối nguy hại mà căn bệnh đem đến là rất nhiều. Để đảm bảo an toàn cho thú cưng, bạn phải có nhiều phương pháp phòng ngừa hiệu quả. Hi vọng thông qua bài viết này, Vpet.vn đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn.
Xem thêm tại đây:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn